Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2015

Ngày 20.7, các cụm tin nhanh cho biết đã chấm thi xong và đã nộp trực tiếp dữ liệu kết quả thi cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT.
Sáng nay 21.7, Bộ GD-ĐT và docbao đã có văn bản thông báo về việc công bố kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015. Theo đó, Bộ sẽ công bố điểm thi của thí sinh theo 3 hình thức: Thông qua tài khoản cá nhân của mỗi thí sinh trên hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia, thông qua các giấy báo kết quả thi và thông qua trang web của Bộ GD-ĐT.
Trong văn bản thông báo trên, Bộ GD-ĐT khẳng định: “Tất cả các hình thức tra cứu kết quả thi đều miễn phí, Bộ GD-ĐT không thu bất kỳ khoản phí nào cho việc tra cứu kết quả thi. Bộ GD-ĐT là đơn vị duy nhất quản lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác, bảo mật của cơ sở dữ liệu kết quả thi. Mọi thông tin các thí sinh nhận được khi tra cứu kết quả chỉ gồm những thông tin của Bộ GD-ĐT, thông tin cá nhân và kết quả thi của thí sinh, không kèm theo bất kỳ thông tin nào khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…”.
Về việc “phối hợp” với các báo, đài trong việc giúp thí sinh tra cứu điểm thi, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ “hoan nghênh”, và bình đẳng, hoàn toàn miễn phí. “Bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị có nhu cầu cùng tham gia việc hỗ trợ thí sinh tra cứu kết quả thi với phương thức nói trên”, vị đại diện này cho biết.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Từ năm 2016, chỉ còn 2 môn thi ĐH bắt buộc

Theo tin nhanh từ năm 2016 trở đi, chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn. Mặc dù tán thành phương án này nhưng lãnh đạo nhiều trường vẫn lo ngại.

Theo lộ trình dự kiến đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT từ nay đến năm 2015, tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp 3 chung. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục có điều chỉnh, bổ sung khối thi, tổ hợp khối xét tuyển, tạo sự linh hoạt cho các trường và nhiều cơ hội thuận lợi cho thí sinh.
Từ năm 2016 - 2019, chỉ tổ chức thi tuyển sinh 1 đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).

Từ năm 2020 trở đi, khi Luật Giáo dục đại học đã đi vào cuộc sống, sự phân tầng đại học đã được thực hiện và công tác kiểm định chất lượng đi vào nề nếp, việc thi tuyển sinh chỉ còn diễn ra ở các trường đại học tốp đầu, các trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết quả phổ thông.

Hình ảnh Từ năm 2016, chỉ còn 2 môn thi ĐH bắt buộc số 1
Thí sinh dự thi đại học 2011.

Cần có nghiên cứu khoa học, khách quan

Tại docbao đã nói hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra mới đây tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Những gì Bộ đưa ra liên quan tới thay đổi phương án tuyển sinh chưa đưa ra được sự tiệm cận giữa 2 phương án cũ và mới, chưa nêu lên được tính chính xác của kỳ thi tốt nghiệp THPT, chưa làm rõ được việc thi chung một đợt đỡ căng thẳng hơn hay thi nhiều đợt đỡ áp lực hơn… Cần phải có nghiên cứu khoa học, khách quan dựa trên kết quả thi của những năm trước. Phải làm thế nào để kỳ thi tuyển sinh ĐH nhẹ nhàng hơn chứ không phải là sự kiện xã hội như bây giờ”.

“Đổi mới tuyển sinh liên quan tới vài triệu lượt thí sinh và phụ huynh, liên quan tới các chuyển động của xã hội. Vấn đề đặt ra là Bộ không chỉ đưa ra lộ trình mà phải tiến hành đồng bộ từ nhiều cấp độ có liên quan, từ bậc THPT tới đại học, từ kỳ thi tốt nghiệp tới kỳ thi tuyển sinh… Theo đó, Cục Khảo thí cần có đề án thật tổng thể, tránh đưa ra dự kiến rồi lại không làm được gây hoang mang dư luận” - ông Nghĩa đề nghị.

Ông Nguyễn Văn Toàn - phó giám đốc ĐH Huế cho biết: “Đến giờ chúng tôi chưa tìm được phương án nào tốt hơn dù chúng tôi là đại học vùng, đại học trọng điểm. Các trường được trao quyền trong xét tuyển là tốt rồi”.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, cùng với tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh theo giải pháp 3 chung, Bộ giao các trường đại học trọng điểm, các trường năng khiếu nghệ thuật, các trường có kinh nghiệm quản lý, đủ điều kiện… xây dựng phương án tuyển sinh, trình Bộ xem xét phê duyệt.

... và bước đi thận trọng

Chia sẻ về lộ trình đổi mới tuyển sinh, GS Mai Trọng Nhuận - giám đốc ĐH QGHN cho rằng: “Trước hết phải xác định mục tiêu đổi mới tuyển sinh, chọn được người có năng lực tốt nhất, phù hợp nhất vào học ĐH, CĐ và sau đại học chứ không phải chọn những người hiểu biết nhiều nhất, thuộc bài nhiều nhất. Mục tiêu đổi mới này gắn cách đổi mới chuyển đổi cơ bản từ việc kiểm tra kiến thức sang việc kiểm tra đánh giá năng lực. Đây là công việc đổi mới rất mạnh, tác động rất nhiều tới xã hội nên phải có bước đi thận trọng và ĐH QGHN phải tính toán kỹ. Việc giao quyền tự chủ cho trường đại học, các cơ sở đại học trong việc tuyển sinh nên đi theo hướng tự chủ chính sách tuyển sinh chứ không phải là tự chủ đứng ra làm khâu kiểm tra đánh giá năng lực. Việc kiểm tra đánh giá năng lực giao cho các tổ chức chuyên biệt, độc lập được Bộ GD-ĐT thành lập, cho phép và đánh giá”.
Ông Đặng Văn Uy - hiệu trưởng ĐH Hàng hải nhận định: “Việc tuyển sinh hiện nay được tổ chức rầm rộ, chặt chẽ nhưng chất lượng đào tạo vẫn kém. Do vậy đổi mới chất lượng giáo dục phải là đổi mới toàn diện, liên quan tới tất cả quá trình dạy học, thi cử ở bậc phổ thông, đào tạo ở bậc ĐH”. Đồng tình với lộ trình đổi mới này, TS Nguyễn Văn Đính - hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh cho rằng: “Nếu làm được như vậy thì đỡ tốn kém, đỡ phức tạp nhưng phải thận trọng”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Lộ trình dự kiến tuyển sinh sau năm 2015 được đưa ra là để… lấy ý kiến. Bộ GD-ĐT sẽ đặt vấn đề đổi mới thi tuyển sinh đồng bộ với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, không tách tuyển sinh ra thành nội dung riêng. Bộ đã có ý kiến đối với 2 đại học quốc gia, 3 đại học 2 cấp và các đại học trọng điểm tiếp tục có nghiên cứu để thảo luận, góp ý trí tuệ vào việc thay đổi này”.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Phương án tuyển sinh 2015 , 2016

Theo tin nhanh danh sách trường công bố phương án tuyển riêng năm 2015 được Tuyensinh247 cập nhật liên tục. Đến thứ sáu qua baodoc , ngày 3/4, đã có 368 trường ĐH, CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng, trong đó có 239 trường Đại học và 129 trường CĐ cụ thể như sau: ĐH sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Dược Hà Nội,..
Thông tin mới nhất về thi ĐH và tốt nghiệp từ 2015


Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết thống kê chưa đầy đủ đến nay, đã có 328 trường ĐH, CĐ, học viện, nộp phương án tuyển sinh 2015 về Bộ. Trong số các trường đã nộp đề án có 185 trường ĐH, CĐ chỉ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển; 143 trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo hai phương thức: một phần chỉ tiêu tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia và phần còn lại dùng để xét tuyển dựa vào kết quả học tập của thí sinh ở bậc phổ thông.

Điểm chung nhất của các đề án là gì?

Tất cả các trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia đều sử dụng kết quả của thí sinh dự thi ở các cụm thi do trường ĐH chủ trì. Các trường đã thực hiện đúng quy định của Bộ về xác định tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành của trường. Số tổ hợp các môn xét tuyển tối đa đối với một ngành là 4.

Bên cạnh các khối xét tuyển truyền thống, một số trường đề xuất thêm các tổ hợp xét tuyển mới cho phù hợp hơn với yêu cầu của ngành nghề đào tạo.

Các trường tuyển sinh dựa vào kết quả THPT của thí sinh đều có qui định ngưỡng chất lượng đầu vào, thường điểm trung bình chung 3 năm THPT là 6 trở lên đối ĐH và 5,5 trở lên đối với CĐ.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

ĐỔI MỚI TUYỂN SINH - NĂM 2016

Theo tin nhanh nhiều vấn đề giáo dục đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là những việc liên quan tới nội dung đổi mới giáo dục, đổi mới thi cử đã được đề cập tại cuộc họp báo định kỳ của
Bộ GD-ĐT ngày 20-10.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (trái) và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp báo
Ảnh: Nguyễn Khánh

Tăng quyền tự chủ 
cho các trường
Dù chưa tiết lộ phương án tuyển sinh nào sẽ áp dụng cho năm 2016, vì còn đợi kết quả thảo luận tại hội nghị tổng kết giáo dục đại học, cao đẳng sẽ được tổ chức ngày 22-10, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: bộ dự kiến sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh theo hướng vừa tăng quyền tự chủ cho các trường, vừa cố gắng đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Theo đó, đến mùa tuyển sinh năm 2016, thí sinh có thể tùy chọn số trường, số nguyện vọng xét tuyển tương tự như cách tuyển sinh của nhiều nước phát triển.
Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề buổi họp báo, ông Bùi Văn Ga nói đây là phương án dự kiến được đưa ra, sau khi đã rút kinh nghiệm từ kỳ tuyển sinh 2015.
Ở kỳ tuyển sinh 2015, mỗi giấy chứng nhận kết quả thi chỉ được gửi vào một trường (nhất là đợt 1 chỉ có một giấy chứng nhận kết quả thi), khiến trong đợt xét tuyển đầu tiên này, thí sinh luôn chỉ được đăng ký vào một trường (dù sau đó có thể thay đổi nguyện vọng rút ra, nộp vào).
Nhà trường giảm ảo hoàn toàn, nhưng quyền lợi của thí sinh không đảm bảo. Vì vậy, phương án tuyển sinh 2016 sẽ vừa tăng quyền tự chủ cho nhà trường, vừa đảm bảo quyền lợi của thí sinh - được nộp hồ sơ vào tất cả các trường mà mức điểm đạt được phù hợp với điều kiện xét tuyển của nhà trường.
Tuy nhiên, ông Ga thừa nhận phương án này tất yếu sẽ dẫn đến tỉ lệ ảo lớn hơn nhiều so với các năm. Vì thế, bộ sẽ cùng các trường bàn giải pháp kỹ thuật để có thể “sống chung” với tỉ lệ ảo, khi không còn giới hạn số nguyện vọng.

Chỉ mình ngành GD-ĐT, khó đẩy lùi tiêu cực
Rất nhiều vấn đề tiêu cực trong giáo dục tiếp tục tái diễn trong gần một học kỳ đầu của năm học 2015 - 2016 đã được báo chí đề cập, như tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, lạm thu tiền trường, giáo viên không thực hiện đúng quy định, yêu cầu quá cao đối với học sinh - nhất là học sinh lớp 1...
Ông Phạm Ngọc Định - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT - khẳng định việc yêu cầu học sinh lớp 1 biết đọc, biết viết ngay trong thời gian ngắn là sai quy định của Bộ GD-ĐT. Việc làm sai này không phải hiện tượng cá biệt, dẫn tới xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm ở nhiều nơi, do phụ huynh lo lắng phải cho con đi học thêm, hoặc cũng do giáo viên tìm cách gián tiếp ép học sinh học thêm.
Cũng theo docbao “Bộ GD-ĐT đã có rất nhiều quy định liên quan tới việc cấm dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học. Việc đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 đối với học sinh tiểu học cũng là một thay đổi tích cực, nhằm giảm áp lực cho học sinh, hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Nhưng phải thừa nhận là chỉ mình Bộ GD-ĐT sẽ khó có thể đẩy lùi được tình trạng giáo viên làm sai quy định chuyên môn, sai quy định về dạy thêm, học thêm. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục các cấp cũng cần phải tích cực vào cuộc, kiểm soát việc thực hiện, phát hiện và xử lý nghiêm khắc vi phạm” - ông Định nói.
Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT phụ trách bậc giáo dục phổ thông, cũng cho rằng bên cạnh các quy định cụ thể, ngành giáo dục cần nhiều giải pháp hỗ trợ khác nhau thì mới mong đẩy lùi được tiêu cực. Đó là việc phối hợp cùng ngành GD-ĐT kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhưng cũng có những giải pháp hỗ trợ nằm trong chỉ đạo đổi mới dạy học mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

KỲ THI THPT SẼ NHƯ THẾ NÀO ?

"Bộ Giáo dục sẽ tổ chức rút kinh nghiệm để kỳ thi năm sau gọn nhẹ hơn, đảm bảo chất lượng", Vụ trưởng Giáo dục đại học nói.
Theo tin nhanh tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết trong phiên họp hôm qua, Chính phủ đánh giá cao nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới kỳ thi theo tinh thần nghị quyết Trung ương. "Tuy nhiên chủ trương và quá trình thực hiện có những việc chưa lường hết được", ông Nên đánh giá.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ gọn nhẹ hơn.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, mục đích của kỳ thi là tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh song vừa qua giáo dục lại mở rộng nguyện vọng, thời gian xét tuyển, gây phiền hà. Khi nghe thông tin, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giáo dục nhanh chóng khắc phục cho đợt 2, rút kinh nghiệm để năm sau thực hiện tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục đại học thừa nhận, kỳ thi THPT quốc gia đã bất cập khi để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường, được thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày.

Bà Phụng cho hay, đầu đợt 1, khi thấy thí sinh phải lên trường đăng ký vất vả, Bộ chỉ đạo mở kênh đăng ký tại các trường phổ thông, Sở Giáo dục. Sau đợt 1, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục khắc phục hạn chế ngay trong đợt xét tuyển thứ 2. Hiện những bất cập đều đã được khắc phục như thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung sẽ ngắn hơn (trong 10 ngày) và thí sinh không được rút nguyện vọng.

"Các em chỉ nộp cần phiếu đăng ký xét tuyển ở nơi nào thuận lợi nhất, có thể tại trường phổ thông, Sở Giáo dục, trường ĐH hoặc gửi qua bưu điện", bà Phụng nói.

Về kỳ thi THPT quốc gia, Vụ trưởng Giáo dục Đại học cho hay, Bộ sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trong khâu kỹ thuật. "Bộ Giáo dục sẽ tổ chức rút kinh nghiệm tổng thể những gì mà kỳ thi THPT quốc gia cũng như xét tuyển Cao đẳng, ĐH đã không lường trước được, làm sao cho kỳ thi sau gọn nhẹ hơn, đảm bảo chất lượng", bà Phụng nói.

Các quy định về Thi cử, xét tốt nghiệp tại ĐH GTVT

Có rất nhiều bạn băn khoăn và viết con cho chúng tớ hỏi về quy chế tính điểm của ĐH GTVT, sau đây ad sẽ cung cấp cho các mem các thông tin liên quan nhé!

Các phần in đậm, chữ nghiêng là hướng dẫn thực hiện quy chế 43 áp dụng đối với ĐH Giao thông Vận tải. Các nội dung bên dưới ad K đã chọn lọc những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề thi cử, xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp.


CHƯƠNG III. KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 19. Đánh giá học phần

1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

2. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.

3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

Hướng dẫn thực hiện của trường:

Điểm đánh giá bộ phận gọi là điểm đánh giá quá trình. Ngay từ đầu học kỳ, giảng viên phải công bố cho sinh viên về các hình thức đánh giá học phần.

Đối với mỗi học phần (ngoại trừ học phần thực hành), trên bảng điểm có ba cột điểm: 1 cột cho điểm đánh giá quá trình và 1 cột điểm thi kết thúc học phần, 1 cột điểm đánh giá kết thúc học phần.

Trọng số đánh giá quá trình là 30% và điểm thi kết thúc học phần là 70% (ngoại trừ học phần Thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp).

Giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá quá trình để giúp sinh viên học tập, tuy nhiên khi gửi bảng điểm về cho khoa và phòng đào tạo điểm đánh giá quá trình cần quy đổi về 1 cột điểm. Giảng viên công bố cho sinh viên điểm đánh giá quá trình trên lớp.

Không bảo lưu hay phúc khảo điểm đánh giá quá trình. Nếu vắng mặt trên 50% số buổi học trên lớp, SV phải nhận điểm đánh giá quá trình là 0. Nếu đã có điểm đánh giá quá trình khác 0 mà vắng mặt không có lý do chính đáng trong lần thi kết thúc học phần thi điểm đánh giá quá trình đó lại được quy về 0.

Sinh viên vắng mặt không lý do trong buổi thi đánh giá quá trình bị điểm không (điểm 0).

Sinh viên vắng mặt có lý do phải viết đơn xin phép giảng viên và trưởng khoa (kèm theo các minh chứng cần thiết), nếu được trưởng khoa cho phép, giảng viên cho sinh viên được đánh giá quá trình bổ sung theo hình thức phù hợp với học phần.

Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.

2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

Hướng dẫn thực hiện của trường:

Cuối mỗi học kỳ trường tổ chức hai kỳ thi, một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ.

Lịch thi kết thúc học phần các do phòng Đào tạo thực hiện. Các lịch thi này phải được trình Ban giám hiệu phê duyệt và công bố cho sinh viên ít nhất là 2 tuần trước khi kỳ thi bắt đầu.

Trưởng khoa chịu trách nhiệm bố trí cán bộ coi thi sao cho trong mỗi phòng thi có ít nhất một cán bộ coi thi là cán bộ giảng dạy.

Lịch thi cá nhân của mỗi sinh viên được các khoa quản lý sinh viên in sau khi lịch thi chính thức được công bố.

Đối với những học phần kết thúc sớm, trưởng khoa quản lý học phần có thể tổ chức thi kết thúc học phần trước kỳ thi chính thức. Trong trường hợp này Giảng viên phụ trách học phần đề xuất với trưởng khoa và trưởng phòng Đào tạo và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của trưởng phòng đào tạo. Danh sách sinh viên được dự thi kết thúc học phần sớm do phòng đào tạo (hoặc trưởng khoa phụ trách môn học) phê duyệt theo mẫu chung của trường.

Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần

1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm. Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định.

Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).

6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ sau hoặc học kỳ phụ.

Hướng dẫn thực hiện của trường:

Một tuần sau khi buổi thi học phần kết thúc giảng viên (bộ môn) nộp bảng điểm về văn phòng khoa quản học phần, khoa quản lý sinh viên và phòng đào tạo (bảng điểm được lưu theo chế độ lưu vĩnh viễn).

Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi kết thúc học phần phải làm thủ tục xin và trả điểm I như hướng dẫn của trường ở điều 22.

Khoa quản lý sinh viên tổ chức nhập điểm cho sinh viên vào máy tính. Hai tuần sau khi kỳ thi cuối học kỳ kết thúc, phòng đào tạo nhận dữ liệu điểm từ khoa quản lý sinh viên và tổ chức sao lưu và kiểm tra bảng điểm của mỗi khoa và công bố điểm lên mạng Internet cho sinh viên.

Việc sửa chữa dữ liệu điểm bị sai sót trong cơ sở dữ liệu điểm (do nhập sai, giáo viên vào sót điểm,…) thực hiện theo quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

a) Loại đạt: A (8,5 - 10) Giỏi B (7,0 - 8,4) Khá C (5,5 - 6,9) Trung bình D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau: I Chưa đủ dữ liệu đánh giá. X Chưa nhận được kết quả thi. d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.

3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;

b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;

c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.

4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.

5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;

b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng khoa chấp thuận. Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.

7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.

b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

Hướng dẫn thực hiện của trường:

Điểm đánh giá quá trình, điểm thi kết thúc học phần được giảng viên chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm tổng hợp học phần (điểm học phần) được tính theo trọng số đã quy định ở điều 19, làm tròn đến một chữ số thập phân. Việc quy đổi ra thang điểm chữ và thang điểm 4 được thực hiện bởi phần mềm phục vụ đào tạo tín chỉ.

Quan hệ giữa điếm theo thang 10, thang 4 và các điểm chữ là như sau:

Xếp hạng Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 Giỏi từ 8,5 đến 10 A 4,0 Khá từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5 từ 7,0 đến 7,9 B 3,0 Trung bình từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5 từ 5,5 đến 6,4 C 2,0 Trung bình yếu từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5 từ 4,0 đến 4,9 D 1,0 Kém từ 3,0 đến 3,9 F+ 0,5 0 đến 2,9 F 0 Một học phần được xem là đạt (được tích lũy) nếu điểm đánh giá học phần (xem điều 19) là bằng hoặc lớn hơn 4,0 điểm (thang điểm 10), hoặc không phải là điểm F+ và F (thang điểm chữ), hoặc lớn hơn 1 điểm (thang điểm 4). Thủ tục xin điểm I và điểm R: a) Sinh viên làm đơn gửi trưởng khoa và trưởng phòng đào tạo (kèm theo các minh chứng xác đáng cần thiết); b) Sinh viên nhận lại kết quả (02 bản photo) sau 3 ngày, một bản nộp về khoa quản sinh viên, một bản sinh viên tự lưu để theo dõi; c) Khoa quản sinh viên nhập điểm I, R cho sinh viên. Thủ tục trả điểm I: khi học phần mà sinh viên đã xin điểm I và được chấp nhận có tổ chức thi kết thúc học phần sinh viên làm đơn gửi phòng đào tạo để được cấp giấy được phép vào phòng thi. Điểm R không tính vào điểm chung bình chung tích lũy.

Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung

1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0 Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.

2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

trong đó:

         A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

         ai là điểm của học phần thứ i

         ni là số tín chỉ của học phần thứ i

         n là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.