Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Học bổng chính phủ Nhật Bản năm 2016

Theo tin tuc 24 cho biết thông báo tuyển sinh chương trình học bổng Chính phủ Nhật Bản năm 2016 (học bổng Monbukagakusho-MEXT), Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản như sau.


Du học Nhật Bản 2016

1. Số lượng ứng viên sơ tuyển

-    Trình độ sau đại học: 80 ứng viên (thời gian học từ 03 đến 05 năm, bao gồm 06 tháng học tiếng Nhật);

-   Trình độ đại học: 30 ứng viên gồm 15 ứng viên thuộc ngành kỹ thuật và 15 ứng viên thuộc ngành xã hội (thời gian học từ 05 đến 07 năm, bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật);

-   Trinh độ cao đẳng: 05 ứng viên (thời gian học 04 năm, bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật);

-   Trình độ trung cấp chuyên nghiệp: 05 ứng viên (thời gian học 03 năm, bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật).

2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

2.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển chung

-    Công dân Việt Nam có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, thực sự mong muốn sang Nhật Bản du học, có đủ sức khoẻ để học tập tại nước ngoài; Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

-    Quân nhân tại ngũ hoặc người đang làm việc cho quân đội và những người đã dự tuyển đi học nước ngoài theo các chương trình học bổng khác không thuộc đối tượng đăng ký dự tuyển;

-   Chưa được tuyển chọn cho các chương trình học bổng khác để đi học tại nước ngoài trong năm 2015;

-  Đăng ký ngành học đúng hoặc gần với ngành đang học tại Việt Nam hoặc ngành đã được đào tạo bậc đại học, thạc sĩ.

2.2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển cụ thể

Trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

Trình độ sau đại học

-    Trình độ đại học: Sinh viên đang học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai chương trĩnh đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục Việt Nam.

-    Trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: Sinh viên đang học năm thứ nhất chương trình đại học, cao đẳng hoặc

Cán bộ biên chế hoặc họp đồng thực sự mong muốn sang Nhật Bản du học, ưu tiên người đang công tác tại các đại học, học viện, trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. j-


học sinh trung cấp chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục Việt Nam; Học sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2015.


Điều kiện cụ thể

-   Không quá 21 tuổi (sinh sau ngày 02/4/1994);

-    ứng viên là sinh viên hoặc học sinh trung cấp chuyên nghiệp: Có điểm trung bình các học kỳ đến thời điểm dự tuyển đạt từ 7,0 điểm trở lên tính theo thang điểm 10 hoặc tương đương.

-    ứng viên là học sinh trung học phổ thông: Có điểm trung bình chung của 03 năm học phổ thông đạt loại giỏi trở lên;

-       Không quá 34 tuổi (sinh sau ngày 02/4/1981);

-    ứng viên dự tuyển thạc sĩ: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên;

-    Ưng viên học bông tiên sĩ: Có băng tôt nghiệp đại học hệ chính quy, có kêt quả học đại học và thạc sĩ đạt loại khá trở lên (7,0 điểm trở lên tính theo thang điểm 10, trường họp tốt nghiệp ở nước ngoài thì áp dụng theo thang điểm đánh giá loại khá của nước đó). Riêng ngành Y (chương trình học 06 năm) có thể châp nhận các trường hợp tôt nghiệp đại học loại giỏi đăng ký học thẳng tiến sĩ;

-  Có kế hoạch nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng;

-     Người đã từng nhận học bổng từ các chương trình học bổng của Chính phủ Nhật Bản phải có 03 năm công tác tại Việt Nam sau khi về nước (tính từ ngày về Việt Nam đến ngày nhập học) mới được tham gia dự tuyển theo thông báo này.

Thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, ưu tiên những người có một trong các loại chứng chỉ: TOEFL quốc tế/nội bộ, IELTS quốc tế hoặc chứng chỉ tiếng Nhật (Kyu).

Lưu v: ứng viên dư tuyển phải là người có quyết tâm học tiếng Nhật vì sẽ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật.

Thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, ưu tiên những người có một trong các văn bàng/chứng chỉ sau đây:

-    Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật; Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Nhật tại Việt Nam;

-   Chứng chỉ TOEFL quốc tế/nội bộ, TELTS quốc tế hoặc chứng chỉ tiếng Nhật (Kyu); Chứng chỉ đã đi thực tập tại nước ngoài tối thiểu 06 tháng với ngôn ngữ sử dụng trong khóa thực tập là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

3. Hồ sơ và quy trình đăng ký

3.1.  Hồ sơ bằng tiếng Việt

Danh mục hồ sơ chi tiết (01 bộ) theo Phụ lục 1 và các mẫu kèm theo.

3.2.  Hồ sơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật

-    Mầu hồ sơ và số lượng hò sơ quy định phải nộp cần làm đúng theo hướng dẫn của Chính phủ Nhật Bản tại website:


Danh mục giấy tờ cần có trong mỗi bộ hồ sơ phải xếp theo đúng thứ tự yêu cầu và số bộ hồ sơ cần nộp (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật), tham khảo bản hướng dẫn bằng tiếng Việt gửi kèm thông báo này (người dự tuyên cân ghi rõ tên của các bộ hô sơ: A, B, c, D, E theo Phụ lục 2).

Lưu ỷ: Các bản sao, bản dịch phải được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, xác nhận. Giấy khám sức khỏe phải sử dụng mẫu quy định của Chính phủ Nhật Bản và khám tại các bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện cấp tỉnh/thành phố. Tất cả giấy tờ trình bày trên khổ giấy A4, theo chiều dọc trang giấy, hồ sơ bằng tiếng Việt và hồ sơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật của mỗi ứng viên đựng riêng trong 02 túi hồ sơ có kích thước 25 cm X 34 cm. Mặt ngoài túi trình bày theo mẫu quy định (Phụ lục 1 đối với hồ sơ tiếng Việt).

3.3.   Quy trình đăng kỷ

-    Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ dự tuyển đầy đủ gồm những giấy tờ trên, ứng viên cần thực hiện đăng ký dự tuyển với Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Đào tạo với nước ngoài) theo cả 2 phương thức sau:



b) Gửi đảm bảo bộ hồ sơ giấy qua đường bưu điện đến Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 01/6/2015 (tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài).

-  Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ và số lượng bộ hồ sơ tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng Nhật quy định ở trên, được nộp trong thời hạn quy định của Thông báo tuyển sinh (bao gồm cả hồ sơ online và hồ sơ giấy). Hồ sơ nộp không đúng quy định nêu trên là không hợp lệ và không được xét tuyển. Người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật.


4. Quy trình tuyển chọn

-   Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ hồ sơ, ngành đăng ký học, kết quả học tập của ứng viên dự tuyển, các tiêu chí ưu tiên tuyển chọn của phía Việt Nam và Nhật Bản, sơ tuyển chọn ứng viên theo từng đối tượng để giới thiệu và chuyển hồ sơ tới Đại sứ quán Nhật Bản xem xét, tổ chức thi tuyển.


-  Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ xem xét hồ sơ ứng viên và tuyển chọn những người đạt yêu cầu tham dự thi viết dự kiến vào cuối tháng 6 và thi vấn đáp dự kiến giữa tháng 7/2015 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, kết quả tuyển chọn vòng 1 dự kiến sẽ thông báo vào đầu tháng 8/2015.

-   Các ứng viên đã đỗ qua vòng thi lần 1 sẽ được Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản tuyển chọn lần 2, kết quả tuyển chọn vòng 2 dự kiến sẽ thông báo sau tháng 12/2015.


5. Quyền lợi và nghĩa vụ của ứng viên

5.1.  Người dự tuyển phải tự truy cập vào website dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về các khối ngành đăng ký dự tuyển cho từng trình độ đào tạo cụ thể:



5.2. ứng viên được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Nhật Bản cấp vé máy bay một lượt đi và về, sinh hoạt phí, học phí cho toàn bộ thời gian học tại Nhật Bản.

5.3.   Dự kiến ứng viên trúng tuyển chương trình sau đại học sẽ đi học trong tháng 4, tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2016; ứng viên trúng tuyển chương trình học đại học, cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp sẽ lên đường đi học từ ngày 01-07/4/2016.

5.4.  ứng viên dự tuyển chương trình sau đại học cần tích cực liên lạc với trường đại học có nguyện vọng vào học tại Nhật Bản để ngay sau khi có kết quả tuyển chọn của Đại sứ quán Nhật Bản, ứng viên được trường cấp “Giấy đồng ý tiếp nhận của trường đại học” và “Giấy nhập học của trường đại học” (lưu ý: các trường đại học Nhật Bản chỉ cấp giấy cho người có đơn đề nghị trước ngày 31/8/2015). Thông tin hỗ trợ tìm trường đại học và giáo sư hướng dẫn được đăng tải trên website của các trường đại học. Đối với những ứng viên chưa có văn bản đồng ý tiếp nhận hoặc giấy gọi nhập học của trường đại học Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản sẽ trao đổi với các trường đại học, quyết định bố trí trường đại học tiếp nhận, ứng viên trúng tuyển không được đề nghị thay đổi quyết định bố trí trường học của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản.

5.5.   ứng viên dự tuyển chương trình sau đại học sẽ chỉ được bố trí học tập và nghiên cứu tại những trường đại học được liệt kê trong danh sách kèm theo Đơn xin cấp học bổng. Nếu ứng viên không được trường nào nằm trong danh sách nói trên đồng ý tiếp nhận thì kết quả tuyển chọn sẽ không có giá trị cho dù đã đạt yêu cầu được tuyển chọn vòng 2 tại Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản.



5.7.     Căn cứ kết quả xét trúng tuyển cuối cùng và thông báo tiếp nhận chính thức của Chính phủ Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp Quyết định cử học sinh, sinh viên trúng tuyển đi học; gửi văn bản thông báo về việc đi học nước ngoài cho ứng viên trúng tuyển sau đại học. Các cơ quan cử ứng viên dự tuyển học bổng này chịu trách nhiệm quản lý cán bộ trong thời gian đăng ký dự tuyển và thời gian học tập tại Nhật Bản. Cơ quan cử đi học và cán bộ được cử đi học thỏa thuận về các điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với người được cử đi học và cam kết trở về cơ quan công tác sau khi hoàn thành khóa học theo chương trình học bổng này theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Luyện thi thpt quốc gia 2016 môn Hóa học

Theo như tin tuc 24 thì năm học 2016 là năm thứ 2 các trường THPT trong toàn quốc thực hiện kì thi THPTQG. Nội dung và phương pháp ôn tập và thi môn Hóa học theo yêu cầu của kì thi quốc gia này có nhiều điểm khác biệt so với cách ôn tập và thi của các năm học trước. Do yêu cầu hướng tới đánh giá năng lực học sinh nên đề thi đã chuyển hướng từ kiểm tra nặng về lí thuyết sang yêu cầu vận dụng. Đồng thời, do kết hợp để xét tốt nghệp THPT, nên đề thi có tính phân hóa rõ rệt giữa các mức dễ - trung bình – khó.


 Theo thông tin mới nhất của Bộ GD thì 2016 đề thi tiếp tục được tăng dần các câu hỏi mang tính vận dụng, câu hỏi liên hệ thực tế. Đánh giá của ban chuyên môn Tuyensinh247.com thì năm học 2016 dựa trên phân tích các đề thi năm gần đây nhất là năm 2015 thì khi luyện thi thpt quốc gia 2016 học sinh cần chú ý mục tiêu về điểm số để có hướng học tập hiệu quả nhất.:

-  Với mục tiêu đạt điểm 5-7: các em chỉ cần học tốt các kiến thức sách giáo khoa, nắm được cách làm của 1 số dạng bài tập cơ bản. Có thể ưu tiên cho phần Hóa đại cương của lớp 10 ( Nguyên tử, bảng tuần hoàn, Tốc độ phản ứng..), phần Sự điện ly, Đại cương hóa học hữu cơ (lớp 11); Polime , Đại cương kim loại (lớp 12).

- Với mục tiêu đạt 8-9 điểm: Ngoài việc nắm vững kiến thức lí thuyết SGK, các em cần nắm được cách giải của các dạng bài cơ bản và nâng cao trong từng chuyên đề, vận dụng được các phương pháp giải nhanh…. Chăm chỉ luyện tập giải các BT theo từng chuyên đề sẽ giúp các em nắm vững lí thuyết đồng thời rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính toán.

- Với mục tiêu 10 điểm: Ngoài việc nắm vững kiến thức lí thuyết SGK, các em cần nắm được và vận dụng thành thạo các dạng bài nâng cao của từng chuyên đề,các phương pháp giải nhanh, có tư duy vận dụng cao… Các bài tập khó trong đề thi thường nằm ở các chuyên đề: Fe-Cu, Este –lipit, Amin-Amino axit…..



1. Đừng rời bỏ kiến thức SGK

Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi "rập khuôn" như trong SKG mà có sự biến đổi để phát huy tính sáng tạo của thí sinh.

Nội dung đề thi đại học các năm cũng như đề thi THPT quốc gia năm nay không nằm ngoài chương trình SGK phổ thông hiện hành. Phần lớn câu hỏi không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng các định nghĩa, các khái niệm…, mà cần hiểu chúng và suy luận.

Để đạt điểm cao môn Hóa trong kỳ thi THPT quốc gia, các bạn học sinh phải thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách

2. Rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy

Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy. Các em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất.

3. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách

 Điều quan trọng nhất của quá trình ôn tập là thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách. Các sĩ tử nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát gồm:

Các thuyết và định luật: Thuyết nguyên tử – phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa…

Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…

Kiến thức Hóa học có đặc thù riêng là mang tính hệ thống và liên tục, không giống với môn Lý hay Toán có Điện – Quang – Cơ… hay Tổ hợp – Lượng giác – Hình không gian… hầu như không có mối liên hệ rõ ràng nào với nhau. Sự phân chia các nội dung Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ trong Hóa học… chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập.

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các sĩ tử phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, “gọi từ trong đầu ra” thì mới hiểu và nhớ lâu được.

Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.

4. Nắm vững và chỉ ra được các dấu hiệu quyết định đến phương pháp giải bài toán:

Một bài toán Hóa học là tập hợp của nhiều dữ kiện giải toán khác nhau mà cách giải bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là: các phản ứng Hóa học xảy ra trong bài và các phương pháp cần dùng để giải bài toán đó. Để giải được một bài toán sao cho nhanh và chính xác, nhất thiết phải giải quyết cho được 2 yếu tố đó, nếu nắm được phương pháp giải bài toán mà không biết tính chất Hóa học thì không thể giải được và ngược lại, nếu nắm được bản chất Hóa học mà không lựa chọn được phương pháp phù hợp thì việc giải toán sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.

5. Tích lũy kinh nghiệm làm bài thi

Kinh nghiệm làm bài là một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi ĐH. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng …. Mặt khác, trong đề thi ĐH đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta “hiểu đúng ý người ra đề” và có được kết quả tốt.

Để giúp các em có sự chuẩn bị và ôn tập tốt nhất cho kì thi 2016, Tuyensinh247.com tổng hợp lại cấu trúc của đề thi 2015 để các em tham khảo.