Theo tin tuc 24 bài thi SAT I (Reasoning Test) kiểm tra học sinh về kĩ năng phân tích, tư duy, và giải quyết vấn đề của ba môn Toán, Đọc hiểu, và Viết. Học sinh có 3 tiếng 45 phút để hoàn thành bài thi được chia làm 10 phần này. Trong một bài thi, 8 phần thi được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng phần thi 25 phút tiểu luận luôn là phần thi đầu tiên và phần thi Viết (sửa lỗi sai) diễn ra trong 10 phút luôn là phần thi cuối cùng. Cấu trúc của bài thi cơ bản như sau:
1. Môn Đọc hiểu (Critical Reading): Diễn ra trong 70 phút, gồm 67 câu hỏi trắc nghiệm được chia thành 3 phần.
a. Phần 1 (25 phút) gồm:
Sentence Completion: gồm 8 câu trắc nghiệm. 8 câu này hỏi về kiến thức từ vựng (thường là những từ khó và không thông dụng).
Passage-based Reading: gồm 16 câu đọc hiểu được chia đều vào 2-3 đoạn văn khác nhau. Các câu hỏi sẽ được phân chia đều vào từng đoạn.
b. Phần 2 (25 phút) gồm:
Sentence Completion: gồm 5 câu trắc nghiệm hỏi về kiến thức từ vựng.
Passage-based Reading: gồm 19 câu đọc hiểu.
c. Phần 3 (20 phút) gồm:
Sentence Completion: gồm 6 câu trắc nghiệm hỏi về kiến thức từ vựng.
Passaged-based Reading: gồm 13 câu đọc hiểu.
2. Môn Toán (Math): Diễn ra trong 70 phút gồm 44 câu hỏi trắc nghiệm và 10 câu điền kết quả (Grid-in) được chia đều thành 3 phần. Đây là phần thi duy nhất học sinh được dùng máy tính.
a. Phần 1 (25 phút): 20 câu hỏi trắc nghiệm.
b. Phần 2 (25 phút): 8 câu hỏi trắc nghiệm, 10 câu điền đáp án (Grid-in).
c. Phần 3 (20 phút): 16 câu hỏi trắc nghiệm.
3. Môn Viết (Writing): Diễn ra trong 60 phút gồm 49 câu hỏi trắc nghiệm và 1 bài tiểu luận được chia làm 3 phần.
a. Phần 1 (25 phút): Một bài tiểu luận (Essay). Phần tiểu luận luôn được sắp xếp ở đầu bài thi.
b. Phần 2 (25 phút): Gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn câu trả lời phù hợp nhất và đúng ngữ pháp nhất trong các câu còn lại (Improving Sentence), 18 câu trắc nghiệm tìm lỗi sai của một câu văn ngắn (Identifying Sentence Error), và 6 câu trắc nghiệm sửa lỗi cho một đoạn văn ngắn (Improving Paragraph).
c. Phần 3 (10 phút): Gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm chọn câu chuẩn ngữ pháp nhất và diễn tả ý đúng nhất trong các câu còn lại. Phần này luôn được xếp ở cuối bài thi SAT.
* Lưu ý:
Theo như xem ngay tot học sinh chỉ được phép xem và trả lời phần thi đang được thi. Học sinh không được phép lật trở về phần thi trước hay giở xem phần thi sau dù với bất kì mục đích gì (kiểm tra, sửa đáp án, làm trước). Nếu bị giám thị phát hiện, học sinh sẽ bị coi là gian lận và bài thi sẽ bị hủy bỏ.
Các câu trắc nghiệm trong bài thi SAT luôn bao gồm 5 câu trả lời từ A đến E.
Các câu trắc nghiệm và điền vào chỗ trống trong phần Toán được sắp xếp với độ khó tăng dần. Với phần Viết và Đọc hiểu, các câu hỏi được sắp xếp ngẫu nhiên không theo trình tự từ dễ đến khó.
Học sinh chỉ được phép dùng bút chì 2B (tuyệt đối không được dùng bút mực hoặc bút bi) để điền vào tờ trả lời (Answer Sheet). Phần trắc nghiệm (kể cả Grid-in) sẽ được chấm bằng máy. Chỉ có phần tiểu luận là được hai giám khảo đọc và chấm bài.
II. Cách chấm điểm kì thi SAT
Tất cả các câu trắc nghiệm của cả 3 phần Toán, Đọc hiểu, và Viết đều được chấm theo một khuôn mẫu nhất định. Câu trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm, câu trả lời sai sẽ bị trừ 0.25 điểm và câu không trả lời sẽ không nhận được điểm nào.
(Ví dụ: Học sinh trả lời đúng 19 câu trắc nghiệm, sai 2 câu, và bỏ qua không trả lời 3 câu trong phần Đọc hiểu thì điểm gốc (Raw Score) trong phần thi đó của học sinh sẽ được tính như sau: 19 – 2*0.25 + 0*3= 18.5)
Phần điền kết quả của môn Toán được tính như sau: 1 điểm cho câu trả lời đúng và 0 điểm cho mỗi câu trả lời sai hoặc không trả lời.
Phần Tiểu luận: mỗi bài tiểu luận sẽ được chấm bởi hai giám khảo. Mỗi giám khảo sẽ xem và chấm theo thang điểm từ 1 đến 6. Điểm gốc của bài Tiểu luận (với thang điểm từ 2 đến 12) sẽ chính là Tổng điểm mà hai giám khảo chấm cho bài luận ngắn này.
(Ví dụ: Giám khảo 1 chấm cho bài tiểu luận 4 điểm. Giám khảo 2 chấm cho bài tiểu luận đó 5 điểm. Vậy điểm gốc của bài tiểu luận sẽ là 9).
Tuy nhiên, nếu điểm số của hai giám khảo cách biệt trên 1 điểm thì sẽ có giám khảo thứ 3 chấm lại bài tiểu luận và quyết định điểm số cuối cùng.
Khi đã tính xong điểm số gốc, nếu điểm gốc là .5 hoặc .75 thì sẽ được làm tròn lên, còn nếu điểm gốc là .25 thì sẽ được làm tròn xuống. (Ví dụ: 18.5 làm tròn lên 19. 18.25 xuống 18)
Tổng điểm gốc (Raw Score) đã được làm tròn của từng môn sẽ được chuyển thành điểm thực (từ 200 đến 800) bằng một bảng quy đổi điểm (conversion table). Bảng quy đổi điểm này thường thay đổi theo từng kỳ thi, tùy thuộc vào chất lượng của thí sinh và độ khó của đề thi đưa ra. Do vậy, nếu bạn gặp phải một kỳ thi khó hơn bình thường thì điểm số của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét